Xã Nàn Sán nỗ lực về đích nông thôn mới
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Nàn Sán đã có nhiều giải pháp đồng bộ, với phương châm tận dụng tối đa mọi nguồn lực đầu tư, mọi chính sách ưu đãi của Đảng, nhà nước, phát huy tiềm tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới vào năm 2019.Nàn Sán là một xã biên giới, có xuất phát điểm thấp của huyện Si Ma Cai, theo thống kê năm 2016, toàn xã có đến 467 hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm 79% dân số. Trình độ dân trí của nhân dân không đồng đều, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nuôi trồng còn ít vì vậy năng xuất, sản lượng vật nuôi cây trồng không cao, vì thế đời sống của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
Cán bộ, Nhân dân tích cực tham gia đóng góp ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, cấp ủy, chính quyền xã tiến hành rà soát, đánh giá cụ thể tình hình thực tế tại từng thôn, từ đó cùng nhau bàn bạc, tìm ra giải pháp, hướng đi cho từng thôn. Với mục tiêu cụ thể là vận dụng sáng tạo các chủ chương, chính sách của đảng, các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, đẩy mạnh kiến thiết cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm và các công trình phúc lợi công cộng, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân được tiếp cận dễ dàng các ngồn vốn vay ưu đãi, từ đó tận dụng các lợi thế về đất đai, khí hậu, để đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước vươn lên giảm nghèo bền vững. Đồng thời, chú trọng vào việc khôi phục phát huy những ngành nghề truyền thống có thế mạnh của địa phương, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở mở 17 lớp đào tạo nghề cho 376 bà con trong xã.
Xã cũng tham mưu cho huyện đầu tư, nâng cấp các công trình phúc lợi công cộng để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Đồng thời phối hợp với các ban, ngành, chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại.
Tính từ năm 2016 đến nay, đã có 514 lượt hộ dân được vay các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế với mức dư nợ trung bình mỗi hộ từ 50 đến 100 triệu đồng. Bằng các nguồn vốn 102, 30a, nghị quyết 22, đã hỗ trợ 9,5 tỷ đồng cho 11 hộ dân tham gia dự án nuôi trâu sinh sản với 353 con. Ngân hàng bò của xã đã cấp 198 con bò giống cho 95 hộ, mô hình ngựa bạch cấp 10 con cho 10 hộ với tổng số tiền là 526 triệu đồng, hỗ trợ người dân số tiền là gần 900 triệu đồng xây được 297 hố ủ phân. Thực hiện trồng được trên 100 ha cỏ voi, cỏ VA 06 để phát triên chăn nuôi gia súc.
Nhân dân trong xã đã, tích cực tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật do các cấp cách ngành mở tại xã. nhiều hộ dân cũng mạnh dạn đăng ký tham gia các mô hình điểm về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, để tiếp cận với cách thức sản xuất, nuôi trồng mới. Nhiều hộ gia đình nhờ mạnh dạn vay vốn từ các nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước, để đầu tư mở rộng sản xuất và chăn nuôi, làm giàu ngay trên chính quê hương mình.
Với phương châm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Huy động mạnh mẽ sự vào cuộc của nhân dân để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền xã, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Công tác tuyên truyền, vận động đã được triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả. Mọi công việc của thôn đều được đưa ra bàn bạc, lấy ý kiến của nhân dân, người dân được biết, được bàn, được tham gia kiểm tra, giám sát, trong quá trình triển khai họ đã phát huy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua do thôn xã phát động. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên người dân hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, từ đó các tầng lớp nhân dân đã tích cực ủng hộ ngày công, đóng góp tiền của để cùng nguồn vốn của nhà nước xây dựng nông thôn mới. Đến nay nhân dân trong xã đã đóng góp hàng triệu đồng, hàng nghìn ngày công lao động, hiến trên 18.000 m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
Tháng 7/2020, UBND huyện Si Ma Cai tổ chức lễ trao Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và Cờ thi đua cho xã Nàn Sán (Ảnh: Internet).
Cùng với việc phát huy sức mạnh nội lực trong nhân dân, xã Nàn Sán còn sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện. Điều đó được thể hiện qua tổng nguồn lực được huy động để xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011- 2019 của xã là trên 171 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân xã Nàn Sán đã đóng góp, ủng hộ được trên 22 tỷ đồng, 420 nghìn ngày công lao động, đã có trên 200 hộ hiến trên 18 ha đất để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng và nhiều hiện vật khác. Nhiều nguồn lực đã được lồng ghép với các nguồn vốn từ chương trình 135, NQ 22, 30a để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt trên 31%, toàn xã chỉ còn 92 hộ nghèo, chiếm trên 11%, thu nhập bình quân đầu người đạt 34 triệu đồng/người/năm. 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn, không còn nhà tạm nhà dột nát, trạm y tế, nhiều trường học đã đạt chuẩn quốc gia. Đường giao thông nông thôn được cứng hóa 45km/45 km đường liên thôn. Tổng số 7km đường ngõ xóm được cứng hóa, cứng hóa trên 14km đường nội đồng; trường học, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, điện lưới quốc gia bừng sáng trong mọi gia đình, mang tri thức, khoa học, công nghệ và thông tin đến từng hộ dân.
Với quyết tâm, sự đoàn kết nhất trí cao của cấp ủy chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, xã Nàn Sán đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Tin tưởng rằng, một nông thôn mới, sức sống mới, diện mạo mới sẽ hiện hữu ngày càng bền vững và phát triển với xã Nàn Sán.