Lào đẩy mạnh các biện pháp an toàn đập thủy điện

Bảo đảm an toàn đối với các đập thủy điện đang khai thác cũng như các đập thủy điện đang trong quá trình xây dựng đang là vấn đề Lào đặc biệt quan tâm, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi lượng nước tràn về từ thượng nguồn ngày càng mạnh trong mùa mưa.

Nhà máy thủy điện Xekaman 1 do Việt Nam đầu tư tại tỉnh Attapeu, phía nam Lào.

Chính phủ Lào đang tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để vừa bảo đảm phát điện phục vụ sản xuất, vừa không gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người dân tại các khu vực gần các nhà máy thủy điện.

Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Lào, Khammany Inthirath cho biết, tất cả các nhà máy thủy điện đang phát điện hoặc các dự án thủy điện đang xây dựng nhưng đã trữ đủ nước muốn xả nước, phải có hệ thống thông báo đến người dân tại hạ lưu các đập thủy điện chậm nhất là bảy ngày trước khi tiến hành.

Cùng với đó, các công trình thủy điện này còn phải chuẩn bị trước các phương án với kế hoạch chi tiết để ứng phó kịp thời khi có tình hình khẩn cấp như chuẩn bị địa điểm di dời người dân cùng các trang thiết bị di dời.

Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cũng quy định các dự án cũng như nhà máy thủy điện phải báo cáo tình hình quản lý việc sản xuất điện, tình hình kỹ thuật của đập thủy điện, nhà máy thủy điện, các công trình phụ trợ, tình hình và tiến độ xây dựng cũng như kế hoạch trữ nước hằng tuần.

Trong trường hợp các đập thủy điện trên cùng một con sông cùng sản xuất điện, các bên cần chủ động phối hợp với nhau điều tiết lượng nước trong trường hợp sản xuất hay xả nước, tạo sự thống nhất để không xảy ra tình trạng một trong các bên rơi vào thế bị động, đặc biệt là gây ảnh hưởng cuộc sống của người dân khu vực hạ lưu của các đập nước.

Hiện, Lào đã có quy định về quy trình ứng phó khẩn cấp đối với việc xả nước phát điện của các nhà máy thủy điện thông qua quy trình vận hành liên hồ chứa. Lào cũng coi vấn đề an toàn đối với các đập thủy điện là một chiến lược quan trọng, được đề cập rõ trong Kế hoạch tổng thể chiến lược về phát triển công nghiệp năng lượng của Lào.

Đến nay, Lào có 78 công trình thủy điện với công suất 9.972 MW, có thể sản xuất được 52,211 tỷ kWh mỗi năm và xuất khẩu được 6.620 MW. Ngoài ra, Lào còn có một dự án điện than, bốn dự án điện sinh khối, sáu dự án điện mặt trời, bốn dự án điện gió. Lào cũng là nước đầu tiên trong ASEAN xuất khẩu điện theo kiểu liên kết khu vực như liên kết với Thái Lan để mua bán điện với Malaysia.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/lao-day-manh-cac-bien-phap-an-toan-dap-thuy-dien-617679/

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.