Triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam 'rất sáng'

Báo cáo "Triển vọng kinh tế toàn cầu" mới công bố của hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics, do Viện Kế toán công chứng của Anh (The Institute of Chartered Accountants in England and Wales - ICAEW) ủy quyền, đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam tươi sáng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Theo ICAEW, Việt Nam được cho là nền kinh tế duy nhất của khu vực Đông Nam Á sẽ đạt tăng trưởng dương trong năm 2020. Báo cáo đưa ra dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực Đông Nam Á năm 2020 sẽ giảm 4,2%, đồng thời nhận định sự phục hồi hoạt động kinh tế của khu vực này trong những quý tới vẫn chưa ổn định, đặt biệt là trong quý IV/2020.

Cụ thể, các nền kinh tế kiểm soát tốt dịch bệnh như Thái Lan và Việt Nam sẽ phục hồi mạnh hơn so với các nước như Indonesia và Philippines - hai nước đang phải chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế.

GDP của Indonesia năm 2020 được dự báo giảm 2,7%. Philippines được dự báo GDP năm 2020 thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á, với mức giảm 8,2%, do nước này phụ thuộc vào du lịch quốc tế và chậm dỡ bỏ các lệnh phong tỏa.

Trong khi đó, tạp chí The Economist của Anh đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020. Theo tạp chí này, do tác động của dịch COVID-19, rất ít nền kinh tế mới nổi có cơ hội tăng trưởng, phát triển. Trong bối cảnh đó, chỉ một số nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng, có thể là Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam. Bài viết nêu rõ, Việt Nam có vị trí thuận lợi để sớm thoát khỏi “bẫy kinh tế COVID-19” bởi hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất, nhờ tạo đủ không gian tài khóa để thực hiện biện pháp kích thích tài khóa đầy tham vọng, Chính phủ Việt Nam có thể nâng cao cả tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn bằng cách chi tiêu nhiều hơn và tốt hơn. Thứ hai, bằng cách đi đầu trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19, Việt Nam đã gia tăng dấu ấn của mình đối với nền kinh tế thế giới, từ đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động và giảm thiểu rủi ro liên quan đến các cú sốc khác trong tương lai.

Báo cáo Nghiên cứu toàn cầu quý II/2020 của Ngân hàng Standard Chartered (Anh) vừa dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020 giữa bối cảnh nhu cầu của thị trường thế giới đang suy yếu.

Trong cuốn sách “Năng suất toàn cầu: Xu hướng, động lực và chính sách”, Ngân hàng thế giới (WB) đã sử dụng một thuật toán để sắp xếp các nhóm quốc gia dựa trên năng suất của 97 nền kinh tế kể từ năm 2000. Theo đó, nhóm thứ 5 là nhóm thành công nhất, bao gồm tất cả các nền kinh tế phát triển cũng như 16 thị trường mới nổi hiện nay, chẳng hạn Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách và biện pháp kích cầu nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời thu hút dòng dịch chuyển của vốn ngoại trong khu vực. Các hoạt động hợp tác quốc tế về kinh tế và thương mại hiện đang gặp nhiều khó khăn bởi các biện pháp phòng chống dịch, có thể tái khởi động từ năm 2021 khi những quy định về hạn chế nhập cảnh được gỡ bỏ. Nhìn chung, các tờ báo, tổ chức tài chính quốc tế đều nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm tăng trưởng trở lại, qua đó dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế toàn cầu thời kỳ hậu COVID-19.

http://baochinhphu.vn/Quocte/Trien-vong-phuc-hoi-kinh-te-Viet-Nam-rat-sang/407340.vgp

theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Việt Nam – Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Phan Tâm đã tiếp ông Arun Venkataraman, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ về Thị trường Toàn cầu và Vụ trưởng Dịch vụ Thương mại Hoa Kỳ và Nước ngoài. Cùng dự có đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Viễn thông, Cục An toàn thông...

Khánh thành biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte-Adresse, Pháp

Trưa 6/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Sainte-Adresse dự lễ khánh thành biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh; thăm Tòa thị chính thành phố Saint-Adresse

Báo chí quốc tế bình luận về ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Báo chí quốc tế tuần qua đã có nhiều bài viết đánh giá tích cực về tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Tổng Thư ký LHQ đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam cho LHQ

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Jean-Pierre Lacroix bày tỏ rất vui mừng với những đóng góp thiết thực của Việt Nam cho LHQ, trong đó có hoạt động gìn giữ hòa bình, không chỉ vì những gì đã có mà còn ở tiềm năng tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và LHQ.

Tổng thống Joe Biden lần thứ hai đề cao quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lần thứ hai đề cao quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24/9, giờ New York.

Truyền thông Mexico: Quan hệ Việt Nam - Cuba là hình mẫu của tình đoàn kết quốc tế

Những gì mà Việt Nam và Cuba dành cho nhau trong hơn nửa thế kỷ qua đã vượt qua khuôn khổ thông thường của một mối quan hệ song phương, bởi đó là mối quan hệ trước sau như một, trong sáng và sẻ chia giữa 2 nước anh em, bất chấp sự xa cách về địa lý cũng như mọi biến thiên của thời cuộc.