Những ‘ứng viên’ vaccine COVID-19 hứa hẹn nhất

Hiện trên thế giới có tới 166 loại vaccine đang được phát triển để ngừa COVID-19, phần lớn đều ở giai đoạn tiền lâm sàng, có nghĩa là vẫn đang được thử nghiệm trên động vật hoặc trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, có một số loại đã tới giai đoạn thử nghiệm trên người. Sau đây là 6 ứng viên vaccine tiềm năng nhất trong quá trình thử nghiệm.
Vaccine của Đại học Oxford/AstraZeneca

Vaccine có tên là ChAdOx1 nCoV-19, hay còn được gọi đơn giản là vaccine Oxford, do trường đại học này phối hợp với công ty dược phẩm AstraZeneca phát triển.

Vaccine này được sản xuất từ phiên bản yếu của adenovirus (virus cảm lạnh thông thường) nhiễm vào tinh tinh.

Theo nghiên cứu đăng ngày 13/5, các nhà nghiên cứu trước đó đã thử nghiệm vaccine này ở khỉ và phát hiện ra rằng khỉ tiêm vaccine vẫn bị nhiễm virus nếu cố ý cho khỉ phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vaccine giúp khỉ không bị viêm phổi, tức là vaccine cũng có tác dụng bảo vệ một phần.

Hồi tháng 4, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine này  trên người. Vaccine không gây tác dụng nguy hiểm nào cho người tham gia nhưng có một số tác dụng phụ nhẹ như đau cơ và ớn lạnh.

Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo ở Brazil, sẽ có tới 5.000 tình nguyện viên tham gia. Họ dự kiến thử nghiệm với thêm 10.500 người ở Anh và 30.000 người ở Mỹ.

Vaccine của Sinova Biotech

Vaccine có tên PiCoVacc do công ty Sinovac Biotech (trụ sở ở Bắc Kinh) phát triển. Công ty này đã chứng minh vaccine an toàn và hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng sớm và đang tuyển tình nguyện viên cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 8.870 người tham gia ở Brazil.

PiCoVacc được làm từ phiên bản bất hoạt của virus SARS-CoV-2. Vaccine bất hoạt là phiên bản chết của mầm bệnh gây ra bệnh, khác với vaccine sống làm từ virus yếu đi của Đại học Oxford. Vaccine sống có thể tạo phản ứng miễn dịch kéo dài hơn nhưng rủi ro hơn cho người có hệ miễn dịch yếu hoặc có vấn đề sức khỏe.

Sinovac bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với 743 người khỏe mạnh hồi tháng 4 ở Giang Tô, Trung Quốc. Công ty đang thử nghiệm giai đoạn 2 trên người cao tuổi và sẽ thực hiện trên trẻ em và thanh thiếu niên sau đó.

Vaccine của Moderna/NIAID

Vaccine mRNA-1273 do công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna và Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAD) phát triển. Đây là vaccine đầu tiên được thử nghiệm trên người ở Mỹ.

Sản xuất vaccine mRNA dễ và nhanh hơn vaccine truyền thống. Vaccine mRNA có thể có tác dụng mạnh hơn với mầm bệnh có xu hướng biến đổi như các virus Corona và virus cúm. Tuy nhiên, vaccine này có thể gây phản ứng tiêu cực trong cơ thể. Các loại vaccine này cũng không ổn định, tan rã khá nhanh, có thể hạn chế sức miễn dịch.

Moderna đã công bố kết quả ban đầu hứa hẹn sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 với 45 người tham gia. Sau khi được tiêm 2 liều vaccine, người tham gia đều có kháng thể trung hòa trên mức trung bình so với kháng thể tìm thấy trong bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.

Tuy nhiên, hơn một nửa người tham gia có phản ứng phụ như mệt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau ở khu vực tiêm.

Moderna đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2 và định thử nghiệm giai đoạn 3 trên 30.000 người vào cuối tháng này. Thử nghiệm sẽ hoàn thành vào tháng 10.

Vaccine của CanSino Biologics và Viện Công nghệ Sinh học Bắc Kinh

Công ty CanSino Biologics phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Bắc Kinh đã phát triển vaccine dựa trên adenovirus bị làm yếu. Khác với vaccine của Oxford (dùng adenovirus nhiễm vào tinh tinh), vaccine của CanSino Biologics dùng adenovirus nhiễm vào người.

Công ty này đã đăng kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 vào ngày 20/7 trên tạp chí The Lancet. Thử nghiệm diễn ra ở Vũ Hán với 508 người tham gia.

CanSino Biologics đang tìm cách thử nghiệm giai đoạn 3 ngoài Trung Quốc.

Vaccine của Sinopharm

Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) đang phát triển 2 vaccine đều là dạng bất hoạt của SARS-CoV-2.

Hai vaccine này do Viện Sản phẩm Sinh học Bắc Kinh và Viện Sản phẩm Sinh học Vũ Hán phát triển. Truyền thông Trung Quốc cho biết 2 vaccine có thể sẵn sàng cho người dân dùng vào cuối năm 2020.

Các vaccine của Sinopharm là vaccine bất hoạt đầu tiên bước vào thử nghiệm giai đoạn 3. Giai đoạn này sẽ được thực hiện ở Abu Dhabi với 15.000 tình nguyện viên.

Vaccine của Pfizer và BioNTech

Tương tự Moderna, tập đoàn Pfizer của Mỹ và công ty công nghệ sinh học Đức BioNTech đang phát triển vaccine medRxiv dựa trên RNA thông tin.

Theo kết quả giai đoạn 1 và 2 công bố ngày 1/7, vaccine của họ không gây phản ứng nghiêm trọng nào và có thể kích hoạt hệ miễn dịch.

Nghiên cứu có 45 bệnh nhân tham gia. Họ được tiêm một trong 3 liều medRxiv hoặc giả dược. Một số bệnh nhân có phản ứng phụ như sốt, mệt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp.

Theo Times, Pfizer đang lên kế hoạch thử nghiệm vaccine giai đoạn 3 quy mô lớn vào tháng này.

http://baodientu.chinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Nhung-ung-vien-vaccine-COVID19-hua-hen-nhat/402970.vgp

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.