Nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Nghị quyết nêu rõ, thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến tháng 6, cả nước có 15.067 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỉ USD. Tuy nhiên, thu hút ĐTNN vẫn chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án ĐTNN nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, một số doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động…
 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng
 và phát triển của Việt Nam.
(Ảnh minh họa. Nguồn: bacninh.gov.vn)


Nghị quyết đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nêu trên là do hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán; Việt Nam chưa chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho ĐTNN vận hành một cách có hiệu quả như kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, quy hoạch, rào cản kỹ thuật hợp lý... Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ quy hoạch và khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Trước tình trạng trên, để phù hợp với tình hình mới, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư, Nghị quyết của Chính phủ đã nêu rõ quan điểm, định hướng ĐTNN trong thời gian tới: Kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài, được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và được đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật ĐTNN phải bảo đảm nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng thuận lợi hơn và ưu đãi hơn.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố quán triệt quan điểm, định hướng và tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các giải pháp: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực; điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư; hoàn thiện tiêu chí cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Để thực hiện tốt Nghị quyết, Chính phủ cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó tập trung rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thu hút ĐTNN; cũng như thời gian hoàn thành trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...