Cây cầu ‘2 trong 1’ độc nhất vô nhị ở Hà Lan

Được xem là một “kiệt tác phá vỡ mọi định luật vật lý”, công trình kiến trúc nổi tiếng Veluwemeer - cây cầu duy nhất vừa có đường hầm cho xe đi lại cũng như đường thủy để tàu bè thông thương mỗi ngày là niềm tự hào của người dân Hà Lan.
Cây cầu với bên trên là mặt biển khổng lồ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng, bên dưới là 2 làn đường sâu xuống 10 m với khoảng 28.000 lượt xe cộ lưu thông mỗi ngày

Nằm ở thị trấn nhỏ Harderwijk (phía Đông Hà Lan), cây cầu khiến thế giới trầm trồ thán phục, được đặt theo tên của kiến trúc sư Veluwemeer Aqueduct. Ngay từ ban đầu, việc tạo nên một cây cầu thật dài nhằm nối liền vùng lục địa nước này với hòn đảo nhân tạo Flevoland, lại cần đủ độ cao để tàu phà đi lại không đâm vào nhau, dường như là điều không tưởng.

Trước khi cây cầu nước ra đời, đã có rất nhiều thiết kế sáng tạo được đem ra thảo luận. Phần lớn phương án đều xoay quanh việc xây dựng một cây cầu thông thường hay một hầm đường bộ dưới nước. Nhưng việc xây hầm sẽ tiêu tốn nhiều thời gian công sức hay như cầu đường bộ cũng ngốn một khoản ngân sách khổng lồ. 

Và ý tưởng táo bạo của Veluwemeer Aqueduct đã vượt lên tất cả như một thiết kế tiết kiệm chi phí thi công, phát huy tối đa hiệu quả, lại không làm cản trở giao thông của cả 2 loại hình phương tiện thủy và bộ. Lựa chọn hoàn hảo này đã đáp ứng tất cả những yêu cầu đặt ra trước đó.

Cầu chính thức được khánh thành vào năm 2002 với tuyến đường thủy dài 25 m, rộng 19 m và sâu 3 m. Khác với những thiết kế cầu thông thường, cầu Veluwemeer được xây dựng trên hệ thống dẫn nước hiện đại cho phép các phương tiện lưu thông liên tục và xuyên suốt từ trên cạn cho tới mặt nước.

Cụ thể, bên trên là mặt biển khổng lồ cho tàu thuyền qua lại dễ dàng, bên dưới là 2 làn đường sâu xuống 10 m với khoảng 28.000 lượt xe cộ lưu thông mỗi ngày. Thiết kế này giúp ô tô lẫn người đi bộ giảm bớt được những đoạn đường vòng lên cầu, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển.

Không chỉ khẳng định thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải, cây cầu nước Veluwemeer còn trở thành địa điểm độc đáo thu hút khách du lịch. Ngoài 2 luồng lưu thông chính, kiến trúc sư còn thiết kế lối đi bộ riêng ở 2 bên cầu để du khách tản bộ, thưởng lãm vẻ đẹp ngoạn mục vùng đất này.

http://baodientu.chinhphu.vn/Khoa-hoc-Cong-nghe/Cay-cau-2-trong-1-doc-nhat-vo-nhi-o-Ha-Lan/401377.vgp

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.