Triển khai mô hình bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hà Nhì tại Bát Xát

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa triển khai khảo sát xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát nhằm phục vụ phát triển du lịch.

Đây là hoạt động trong Kế hoạch số 2353/KH-BVHTTDL, ngày 24/6/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tổ chức xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì phục vụ phát triển du lịch trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Lào Cai.

Bản người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát.

Theo đó, việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì nhằm tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ vui tươi, lành mạnh, loại bỏ những hủ tục, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước. Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp dân tộc Hà Nhì ở huyện Bát Xát gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Được biết, từ ngày 25/6/2020, Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai triển khai khảo sát, đánh giá thực trạng các lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát để làm cơ sở lựa chọn địa điểm, xây dựng nội dung triển khai mô hình.

Sau khi tổ chức khảo sát, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ lập phương án hỗ trợ xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống dân tộc Hà Nhì tại huyện Bát Xát phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Hà Nhì với xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch ở địa phương. Đồng thời sẽ triển khai công tác hỗ trợ các nhạc cụ, đạo cụ, vật tư phục vụ xây dựng mô hình bảo tồn lễ hội truyền thống; tập huấn về phương pháp triển khai xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống trong xây dựng nông thôn mới; tổ chức lớp truyền dạy và thực hành các nghi thức, nghi lễ, trò chơi... trong lễ hội Khô Già Già dân tộc Hà Nhì…

Theo LCĐT (http://baolaocai.vn/du-lich/trien-khai-mo-hinh-bao-ton-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-ha-nhi-tai-bat-xat-z9n20200711094158364.htm)

Tin Liên Quan

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.

[Ảnh] Những điểm đến đẹp ở Sa Pa

Sa Pa đẹp nhất vào mùa nào? Thật khó để có thể tìm một câu trả lời tròn vẹn. Bởi người ta vẫn ví Sa Pa giống như một nàng công chúa, đẹp ở mọi góc cạnh, khuôn hình. Có người thích mùa xuân ngọt ngào; người thích mùa hạ rực rỡ; người thích mùa thu dịu dàng, lãng mạn; người lại thích mùa đông lạnh...