Nỗ lực vượt qua thách thức

Thời gian gần đây, đại dịch Covid-19 tại Thái Lan có những chuyển biến tích cực. Chính phủ nước này đang từng bước khôi phục hoạt động của nền kinh tế, giúp người dân và doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả của dịch bệnh.
Nỗ lực vượt qua thách thức

Ðường phố Bangkok, Thái Lan khi các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Ảnh Reuters

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế Thái Lan có nguy cơ rơi vào suy thoái. Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), nền kinh tế Thái Lan sẽ sụt giảm nghiêm trọng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng. BOT nhận định, nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất trong quý II-2020, do tác động của các biện pháp phong tỏa, trước khi có thể dần phục hồi trong các quý tiếp theo của năm. Chính phủ Thái Lan cho biết, trong quý đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm 2,2% so quý trước đó. Ðây là lần đầu kinh tế Thái Lan suy giảm kể từ năm 2014. Bức tranh ảm đạm trong ba tháng đầu năm nay khiến Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế trong cả năm 2020 xuống còn -5 đến -6%, so mức kỳ vọng tăng từ 1,5 đến 2,5% được đưa ra hồi tháng 2 vừa qua.

Cơn bão Covid-19 quét qua cũng khiến thị trường lao động Thái Lan gặp khó khăn. Theo NESDC, tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp trong quý I-2020, ở mức 1,03% lực lượng lao động. Tuy nhiên, thời gian tới, khoảng 8,4 triệu lao động ở nước này có nguy cơ mất việc làm, trong đó có khoảng 2,5 triệu người làm việc trong ngành du lịch, 1,5 triệu người trong ngành công nghiệp.

Trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh được dỡ bỏ từng bước, các nhà lãnh đạo Thái Lan vạch ra lộ trình khởi động lại nền kinh tế trong nửa cuối năm 2020. Theo đó, Thái Lan xác định nông nghiệp, du lịch và chi tiêu công sẽ là những động lực quan trọng giúp con tàu kinh tế dần lấy lại tốc độ. Về lĩnh vực du lịch, Bộ Tài chính Thái Lan thông báo về kế hoạch triển khai gói kích thích nhằm thúc đẩy du lịch trong nước, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến lượng du khách nước ngoài tới "xứ sở Chùa Vàng" giảm nghiêm trọng. Hội đồng Du lịch Thái Lan nhấn mạnh, trong khi chờ đợi sự gia tăng trở lại của lượng khách quốc tế, du lịch nội địa cần bứt phá mạnh mẽ trong những năm tới.

Ngoài ra, mới đây, Quốc hội Thái Lan đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá khoảng 60 tỷ USD, nhằm giảm tác động của đại dịch. Gói tài chính nêu trên tập trung hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội, cung cấp các khoản vay ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như ổn định hệ thống tài chính. Chính phủ Thái Lan sẽ phân bổ lại 150 tỷ bạt từ ngân sách của các năm 2020 và 2021, nếu cần quỹ bổ sung cho kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, BOT cũng cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,5%, từ mức 0,75%. Ðây là lần thứ hai BOT cắt giảm lãi suất cơ bản trong năm nay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Ðể ổn định thị trường việc làm, Thái Lan công bố một loạt biện pháp, như triển khai các chương trình đào tạo để cải thiện kỹ năng của người lao động, hỗ trợ sinh viên mới ra trường tìm việc làm. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan tăng cường thu hút các công ty nước ngoài đặt cơ sở sản xuất thiết bị y tế tại nước này, nhất là khi các chuỗi cung ứng của châu Á cải tổ sau đại dịch. Với các lợi thế như có nhiều cảng biển quốc tế, cơ sở hạ tầng cơ bản dành cho các ngành công nghệ cao và vị trí địa lý thuận lợi, Thái Lan đặt mục tiêu trở thành một trung tâm thiết bị y tế của khu vực.

Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan dự báo, "xứ sở Chùa Vàng" có thể cần khoảng ba năm để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo bình thường như thời điểm trước đại dịch. Tuy nhiên, giới phân tích hy vọng, với việc Chính phủ kịp thời triển khai những giải pháp quyết liệt và toàn diện, nền kinh tế Thái Lan sẽ sớm vượt qua thách thức, tăng trưởng ổn định.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/44787802-no-luc-vuot-qua-thach-thuc.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.