Tình hình lây nhiễm Covid-19 trên thế giới có dấu hiệu giảm

Theo số liệu lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 3-6 trên trang thống kê worldometers.info, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 381.718 người trong số 6.474.075 người mắc bệnh. Số ca “chiến thắng” virus SARS-CoV-2 trên thế giới cũng lên tới 3.006.831 người. Nhìn chung, đà lây nhiễm trên toàn cầu đã có dấu hiệu giảm dần do điểm nóng châu Âu đã lắng dịu.
Tình hình lây nhiễm Covid-19 trên thế giới có dấu hiệu giảm

Hàn Quốc áp dụng quét mã QR khai báo thông tin nhằm kiểm soát Covid-19 (Ảnh: YONHAP)

Thứ tự 10 quốc gia tốp đầu có số ca mắc hơn 170 nghìn ca không thay đổi. Theo đó, Mỹ vẫn là nước có số người nhiễm và tử vong cao nhất với 1.881.205 ca nhiễm và 108.059 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với 556.668 ca, trong đó có 31.199 ca tử vong. Nga có tổng số 423.741 ca mắc và 5.037 ca tử vong; Tây Ban Nha với 287.012 ca và 27.127 ca tử vong; Anh ghi nhận 277.985 ca mắc và có số ca tử vong cao nhất châu Âu với 39.369 ca tử vong; Italy có 233.515 ca mắc và 33.530 ca tử vong; Ấn Độ xếp ở vị trí thứ bảy với 207.191 ca mắc và 5.829 ca tử vong; Pháp giữ vị trí thứ tám với 189.220 ca mắc và 28.940 ca tử vong, Đức ghi nhận 184.091 và 8.674 ca tử vong, Peru ở vị trí thứ 10 với 170.039 ca mắc và 4.634 ca tử vong.

Tại châu Á, thủ đô Tokyo của Nhật Bản sáng 3-6 đã ban bố báo động sau khi ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục trong 19 ngày qua với 34 ca trong ngày 2-6. Cho đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận 16.930 ca mắc Covid-19, trong đó có 894 ca tử vong.

Hàn Quốc trong sáng 3-6 thông báo có thêm 49 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 11.590 ca. Trong số 49 ca mắc mới có 46 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhà chức trách nước này tiếp tục quan ngại về tình hình lây nhiễm bệnh từ hoạt động tôn giáo ở các nhà thờ nhỏ tại thủ đô Seoul và các khu vực vệ tinh.

Giới chức thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch của Trung Quốc, cho biết xét nghiệm trên diện rộng từ ngày 14-5 đến 1-6, cho thấy không có ca nhiễm mới nào. Thành phố này bắt đầu chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng đối với 9,9 triệu người sau khi xuất hiện các ca mới, làm dấy lên lo ngại làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2. Trong số các xét nghiệm trên, có 300 ca bệnh không biểu hiện triệu chứng.

Dịch Covid-19 vẫn lây lan tại nhiều nước ở Đông-Nam Á. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Indonesia, nước này ghi nhận thêm 609 ca mới và 22 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở Indonesia lần lượt là 27.549 ca và 1.663 ca trong khi đã có 7.935 ca hồi phục. Nước này vẫn là quốc gia có số ca tử vong cao nhất Đông-Nam Á. Số ca mắc mới vẫn gia tăng tại các quốc gia Singapore, Philippines, Malaysia trong ngày hôm qua, nhưng khu vực Đông - Nam Á vẫn ghi nhận dấu hiệu tích cực với tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, Lào, Cambodia, Brunei và Thái Lan (1 ca mới) khi các quốc gia này tiếp tục ghi nhận dưới 1 ca nhiễm mới.

Theo số liệu của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ, tổng số ca nhiễm ở nước này đến nay đã tăng lên 198.706 ca sau khi ghi nhận thêm 8.171 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, trong đó có 5.598 ca tử vong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết số ca nhiễm mới hằng ngày trong đợt dịch Covid-19 đang giảm đều ở Tây Âu, dù các điểm nóng ở Nga và Đông Âu vẫn có những yếu tố phức tạp.

Nga có tới 8.863 ca nhiễm mới được xác nhận trong ngày 2-6, nâng tổng số ca nhiễm lên 423.741 ca, mức cao thứ 3 thế giới, trong đó có 5.037 ca tử vong. Trong khi đó, Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Anh ghi nhận nhiều tiến triển tích cực. Ngày 2-6, Tây Ban Nha không ghi nhận ca nhiễm mới nào lần đầu tiên sau 3 tháng. Tại Pháp, ngày 1-6, Bộ Y tế nước này ghi nhận thêm 31 ca tử vong, mức thấp nhất trong một ngày kể từ giữa tháng 3. Vương quốc Anh cũng ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp phong tỏa vào tháng 3.

Tại châu Mỹ, nhiều quốc gia tại khu vực Trung Mỹ như Mexico, Panama, El Salvador, Guatemala, Honduras và Costa Rica đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng các hạn chế để từng bước mở cửa lại nền kinh tế cũng như thiết lập trạng thái bình thường mới, dù tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Số ca tại Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador đã tăng lên đến 27.792 ca trong đó có 720 ca tử vong, tăng tương ứng 923 ca nhiễm mới và 25 ca tử vong mới trong 24 giờ qua.

Bộ Y tế Brazil thông báo, trong vòng 24 giờ qua ghi nhận số ca tử vong mới cao kỷ lục với 1.262 ca, nâng tổng số ca tử vong tại quốc gia này lên 31.199.

Số liệu của Bộ Y tế Chile công bố cho thấy trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 3.527 ca nhiễm, mức tăng kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca lên 108.686 ca, trong đó có 1.188 ca tử vong.

Tình hình bùng phát dịch tại Chile trước đó đã có dấu hiệu chậm dần nhưng lại tăng trở lại trong những ngày gần đây khiến nhà chức trách phải kéo dài các biện pháp phong tỏa tới ngày 5-6 tại nhiều khu vực đặc biệt Santiago và khu vực đô thị , nơi có hơn 7 triệu người sinh sống.

Tại châu Phi, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết tính đến chiều cùng ngày, số ca mắc tại châu lục đã tăng thêm 5.343 ca trong 24 giờ qua lên 152.442 ca. Số ca tử vong tại đây tăng thêm 116 ca lên 4.344 ca. Trong khi đó, khoảng 63.661 bệnh nhân đã được chữa khỏi bệnh và xuất viện.

Đến nay, dịch bệnh đã lây lan đến 54 quốc gia của “lục địa đen”. Số liệu của CDC châu Phi cũng cho thấy những nước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19 gồm Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Algeria, Ghana và Maroc. Khu vực Bắc Phi là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất châu lục xét về cả số ca tử vong và số ca mắc. Tây Phi là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai, sau đó là miền Nam châu Phi. Trong khi đó, Đông và Trung Phi là những khu vực bị tác động ít nhất bởi dịch Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn chưa suy yếu sau khi có thông tin từ một bác sĩ hàng đầu Italy cho rằng chủng virus này đã biến đổi và yếu dần. Giám đốc bộ phận xử lý các vấn đề khẩn cấp của WHO và cũng là một chuyên gia về dịch bệnh, ông Michael Ryan cho biết virus mới sau khi xuất hiện, chúng có thể biến đổi và trở nên suy yếu hoặc đôi khi chúng thậm chí có thể trở nên mạnh hơn.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/44714802-tinh-hinh-lay-nhiem-covid-19-tren-the-gioi-co-dau-hieu-giam.html

 

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.