Chung sức vượt qua khó khăn

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy đối với các nước trên thế giới nói chung và khu vực Nam Á nói riêng. Trong bối cảnh đó, các quốc gia trong khu vực đã nêu cao tinh thần hợp tác để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Chung sức vượt qua khó khăn

Ấn Độ tặng vật tư y tế giúp Sri Lanka chống dịch.

Dịch Covid-19 đang giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới. Khu vực Nam Á cũng không nằm ngoài bức tranh tối màu đó. Trong báo cáo Trọng điểm kinh tế Nam Á được công bố mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, năm 2020, Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác sẽ ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong 40 năm qua, do tác động của dịch Covid-19. Theo đó, nền kinh tế khu vực Nam Á có thể chỉ đạt mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% trong năm nay, giảm mạnh so mức dự báo 6,3% WB đưa ra cách đây sáu tháng. Nền kinh tế đầu tàu khu vực là Ấn Độ dự kiến chỉ tăng trưởng từ 1,5% đến 2,8% trong năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1-4 vừa qua. Ngoài ra, WB nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước khác tại Nam Á như Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Bangladesh cũng giảm mạnh, trong khi ba nước Pakistan, Afghanistan và Maldives đối mặt nguy cơ suy thoái. Trong trường hợp các lệnh phong tỏa kéo dài, WB cảnh báo về kịch bản nền kinh tế khu vực Nam Á tăng trưởng âm trong năm nay.

Trong nỗ lực giảm bớt những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với đời sống kinh tế, xã hội tại khu vực, thời gian qua, các quốc gia Nam Á đã nêu cao tinh thần hợp tác, quyết tâm cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Mới đây, theo sáng kiến của Thủ tướng Ấn Độ N.Modi, Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) đã thành lập Quỹ Ứng phó khẩn cấp đại dịch Covid-19, nhằm hỗ trợ các nước trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Quỹ đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, khi tất cả quốc gia thành viên SAARC lần lượt đưa ra cam kết đóng góp vào nỗ lực chung của khu vực, trong đó, Ấn Độ cam kết đóng góp 10 triệu USD, Sri Lanka năm triệu USD, Pakistan ba triệu USD, Bangladesh 1,5 triệu USD...

Bên cạnh đó, các quốc gia Nam Á cũng tăng cường trao đổi thông tin và thảo luận phương hướng hợp tác trong cuộc chiến chống đại dịch. Tiếp theo hội nghị trực tuyến giữa các nhà lãnh đạo SAARC diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, mới đây, các quan chức y tế tám quốc gia thành viên SAARC đã nhóm họp để thảo luận chi tiết các đề xuất hợp tác trong khu vực. Với phương châm nêu cao tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể, các nước đã nhất trí tăng cường hợp tác ở cấp độ khu vực, giúp hạn chế tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Ấn Độ nêu sáng kiến thành lập các đội ứng phó khẩn cấp, gồm các bác sĩ, chuyên gia y tế và thiết bị xét nghiệm để có thể triển khai ngay tại các nước thành viên trong trường hợp dịch bùng phát mạnh. Tổng thống Maldives I.Solih đề xuất các cơ quan y tế khẩn cấp của các nước tăng cường hợp tác hơn nữa. Trong khi đó, Tổng thống Sri Lanka G.Rajapaksa nhấn mạnh, các nước SAARC cần xây dựng cơ chế vận hành nền kinh tế thích ứng những vấn đề do dịch Covid-19 gây ra, để có thể sớm khắc phục những tác động về dài hạn. Sự hợp tác và phối hợp hành động trong các biện pháp giảm sự lây lan của dịch bệnh tại các nước thành viên SAARC đã nhận được sự đánh giá tích cực của WB.

Dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới nói chung và tại khu vực Nam Á nói riêng, khiến các quốc gia đối mặt một trong những thách thức về y tế, kinh tế lớn nhất từ trước tới nay. Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh đó, tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ nguồn lực, kinh nghiệm là chìa khóa quan trọng để chiến thắng đại dịch.

https://nhandan.org.vn/thegioi/tin-tuc/item/44319402-chung-suc-vuot-qua-kho-khan.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam

Tổng thống Maduro cho biết nhận lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng như đáp lại tình cảm của các lãnh đạo chủ chốt Việt Nam, ông sẽ sớm thăm lại Việt Nam nhằm tiếp tục tăng cường quan hệ.

Tỉnh Miyagi của Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 31/10, Chủ tịch Hiệp hội Giao lưu Nhật-Việt tỉnh Miyagi, ông Atsushi Kamada đến Ðại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản trao quà hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), trị giá 1 triệu yen (hơn 170 triệu đồng).

Tuyên bố chung Việt Nam-UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện

Nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo cấp cao Việt Nam và UAE nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện vào ngày 28/10/2024. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ...

Di sản tư liệu thế giới - nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiểu biết và hợp tác quốc tế

Từ ngày 28-29/10/2024, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris (Cộng hòa Pháp) đã diễn ra Hội nghị quốc tế về Chương trình Ký ức thế giới (MOW) và Diễn đàn chính sách toàn cầu lần thứ 4 về Di sản tư liệu.

Hợp tác quốc tế về chuyển đổi xanh

Kết thúc các cuộc thảo luận ở thủ đô Washington (Mỹ), các bộ trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định quyết tâm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch.