Nhà thờ Sa Pa - Kiến trúc Châu Âu giữa miền nhiệt đới

Nhà thờ đá Sa Pa là một trong số ít kiến trúc của người Pháp còn lại nguyên vẹn nhất ở Sa Pa. Nhà thờ được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 ở ngay trung tâm thị trấn Sa Pa. Sau nhiều lần trùng tu khu giáo đường nhà thờ vẫn còn lưu trữ vẻ đẹp nguyên gốc, tháp chuông cao 26m. Các bức tường đá hệ thống mái vòm. Bên trong khu thánh đường là 32 ô cửa kính màu với các hình chúa, đức thánh. Thật thú vị khi dưới ánh nắng chiếu qua sẽ tạo ra một bức tranh đẹp lung linh nhiều màu sắc.
 


Nh
à thờ đá Sa Pa - Kiến trúc Châu Âu giữa miền nhiệt đới.

Nhà thờ đá Sa Pa tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sa Pa trên một khu đất rộng, phía sau là núi Hàm Rồng che chắn. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm. Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào. Nhà thờ cổ trầm lắng giữa lung linh mây núi Sa Pa như muốn níu giữ ánh mắt, tâm hồn người du khách trở lại khám phá.
 

Khung cảnh bên trong nhà thờ.



Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.

Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng và cái hồn của một công trình kiến trúc tôn giáo. Với nét trầm mặc như bản chất vốn có, Nhà thờ Sa Pa vẫn là điểm đến không chỉ cho giáo dân quanh vùng mà còn là điểm du lịch tâm linh của du khách mọi miền đất nước.

Vừa qua, Nhà thờ đá Sa Pa được Trung tâm sách Top Việt Nam giới thiệu và đề cử tổ chức kỷ lục Việt Nam (VIET KINGS) xem xét, công nhận là 1 trong “5 nhà thờ cổ trên 100 tuổi ở Việt Nam được nhiều người biết đến”./.
Hoàng Liên

Tin Liên Quan

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.

Nên đi đâu tại Lào Cai trong kỳ nghỉ lễ này?

Kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh mùng 2/9 đúng vào dịp thời tiết Lào Cai thuận lợi. Dự kiến những ngày nghỉ trời có nắng, phù hợp để du khách trải nghiệm các hoạt động ngoài trời, tận hưởng không khí đón mùa thu. Những ngày này, các địa phương cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn để thu hút...

Lần đầu tiên tỉnh Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế

Với chủ đề “Du lịch Lào Cai - kết nối khát vọng xanh”, Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai năm 2024 (Laocai International Travel Mart – LITM 2024) sẽ được tổ chức từ ngày 7/11 đến ngày 10/11/2024 tại khu vực Quảng trường Đinh Lễ (thành phố Lào Cai).

Hoa dơn thóc rực rỡ khoe sắc trên đỉnh Fansipan

Kéo dài tới hết 30/8, Lễ hội hoa dơn thóc 2024 đang thu hút đông đảo khách du lịch tới đỉnh Fansipan với biển hoa trải dài từ độ cao hơn 3.000 m và hàng loạt hoạt động vui chơi hấp dẫn, mang đậm sắc màu văn hóa Tây Bắc.

Đi tàu hỏa - trải nghiệm thú vị cho du khách đến Lào Cai