"Xuân Canh Tý: Áo dài và hoa"

Sự kiện "Xuân Canh Tý: Áo dài và hoa" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động "Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam" do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức trong năm 2020 nhằm tôn vinh áo dài Việt Nam đồng thời, tạo điểm văn hóa vui chơi dịp Tết Canh Tý cho khách tham quan trong và ngoài nước tại Hà Nội.
 
Tối 17/01, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc sự kiện "Xuân Canh Tý: Áo dài và hoa". Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà tới dự.

Áo dài được chọn là “nhân vật” trọng tâm, xuyên suốt sự kiện Tết năm nay không chỉ bởi gợi màu Tết, sắc Tết, mà bởi áo dài còn gắn liền với nét đẹp rất đặc trưng của phụ nữ Việt Nam, nhất là trong những ngày Xuân sang Tết đến, nhựa sống đâm chồi, muôn hoa đua nở.

Trình diễn bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Lan Hương

Đặc biệt, áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Không chỉ nữ giới mới mặc áo dài mà nam giới cũng có những thiết kế áo dài riêng. Hình ảnh trẻ nhỏ xúng xính trong tà áo dài ngày Tết thật dễ thương, gợi cảm giác ấm ấp, tươi vui cho bao người... 

Ban tổ chức cho biết, sự kiện “Xuân Canh Tý: Áo dài và Hoa” nhận được sự đồng hành, ủng hộ của nhiều đối tác, là cuộc gặp gỡ của những trái tim, khối óc của những con người khát khao giới thiệu, tôn vinh di sản văn hóa của Việt Nam đến với công chúng, để thêm yêu, trân trọng và tự hào về trang phục truyền thống gắn liền với vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Sự kiện gồm rất nhiều hoạt động: Triển lãm “Việt Nam dáng vóc trường tồn”; Không gian hoa nghệ thuật chủ đề Xuân Canh Tý; Kí tên và đóng dấu lên cặp áo dài có tên gọi “Áo dài của chúng ta”; Trải nghiệm kính thực tế ảo VR và tô màu bức tranh chủ đề Tết 2020.

Ở triển lãm “Việt Nam dáng vóc trường tồn”, cùng với Nghệ nhân áo dài - nhà thiết kế Lan Hương, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu sự ra đời và phát triển của áo dài - chiếc áo mang tính biểu tượng của người Việt. Sưu tập áo dài được nhà thiết kế Lan Hương phục dựng trên ý tưởng y phục đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các loại áo Giao lãnh, Ngũ thân, Tứ thân, áo dài Le Mur - Cát Tường, áo dài Hà Nội thập niên 60, áo dài miền Nam thập niên 60…  sưu tập áo dài nghệ thuật mang hoa văn cổng làng Hà Nội, tranh dân gian Đông Hồ và hoa 4 mùa… Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu sưu tập 8 bộ áo dài nghệ thuật làm từ hoa của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng, mang tới một góc nhìn đầy sáng tạo về tà áo dài Việt Nam.

Sắc xuân trong không gian hoa nghệ thuật chủ đề Xuân Canh Tý tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam hứa hẹn sẽ làm nức lòng những vị khách yêu hoa và mong muốn có những bức ảnh đẹp đầu năm mới cùng người thân và bạn bè. Không gian sắp đặt hoa theo chủ đề do chính nghệ nhân ưu tú ngành hoa nghệ thuật Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng lên ý tưởng và thực hiện. Hàng trăm chậu hoa tươi đặc trưng của mùa xuân được kết hợp hài hòa với nhiều chất liệu hoa và trang trí đặc sắc, đậm chất Việt sẽ tô điểm cho không gian xuân rực rỡ tại Bảo tàng, chờ đón các vị khách tham quan tới chiêm ngưỡng và trải nghiệm.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà (trái) và khách mời kí tên,

đóng dấu lên cặp áo dài có tên gọi “Áo dài của chúng ta” 

Cặp “Áo dài của chúng ta" được nhà thiết kế Lan Hương lên ý tưởng và thực hiện công phu. Áo có 3 tà đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam với nhiều họa tiết đặc trưng được thêu tay kỳ công và tỉ mỉ. Cặp áo dài sẽ càng đẹp và độc đáo hơn khi được tô điểm bằng những con dấu khắc biểu tượng các loài hoa mùa xuân, biểu tượng đặc trưng của ba miền và bằng chữ ký của công chúng khi đến tham quan. Mỗi vị khách khi đến Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ thể hiện tình yêu và sự trân trọng trang phục truyền thống của Việt Nam qua việc tham gia vào hoạt động này. Hoạt động được tổ chức với mong muốn tôn vinh và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, khẳng định bản sắc văn hoá qua bộ trang phục truyền thống của người Việt, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản của các thế hệ người Việt Nam.

Bên cạnh đó, trải nghiệm kính thực tế ảo VR sẽ mang đến cho công chúng một hình thức trải nghiệm, tương tác thông tin hoàn toàn mới về văn hóa - nghệ thuật bằng công nghệ trong kỷ nguyên 4.0. Trong không khí của ngày Tết, những giá trị đó được tái hiện chân thực, sinh động thông qua công nghệ VR. Phòng trải nghiệm sẽ đưa khách tham quan bước vào một thế giới ảo để trải nghiệm những cảm xúc văn hóa ấn tượng và chân thực nhất: chiêm ngưỡng những cô gái Huế với áo dài truyền thống dạo bước trong những danh thắng bậc nhất của Huế như Trường Lang Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định; trải nghiệm không khí lễ hội đặc sắc, rộn ràng của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam từ Tây Nguyên đại ngàn đến vùng Tây Bắc trắng hoa ban; Ngắm sắc hoa 3 miền từ hoa mai tết miền Nam, festival hoa Đà Lạt hay hoa đào tết Nhật Tân. Đặc biệt các khách tham quan nhí lần đầu tiên được trải nghiệm 10 bức tranh tết dân gian Đông Hồ qua công nghệ VR, được hòa mình vào bối cảnh của từng bức tranh và nghe các chuyên gia văn hóa kể về ý nghĩa và các giá trị chân-thiện-mỹ mà từng bức tranh này mang đến. 

Đến với Bảo tàng, một bức tranh lớn với chủ đề Tết 2020 được dựng lên để khách tham quan cùng tô màu và ghép vải vụn. Đây là hoạt động cộng đồng lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa khai bút đầu xuân của người Việt, với mong muốn tạo sự gắn kết giữa các khách tham quan với nhau để những ngày đầu năm mới thêm may mắn, vui vẻ và an nhiên. 

Các hoạt động diễn ra từ ngày 19/01 và mở cửa phục vụ khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán, hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ lỡ dành cho tất cả mọi người dịp đầu xuân năm mới. Đây là năm thứ hai liên tiếp Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam mở ra không gian văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm dành cho du khách trong và ngoài nước vào dịp Tết Nguyên đán./.

Theo Minh Châu/dangcongsan.vn (http://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/xuan-canh-ty-ao-dai-va-hoa-547143.html)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên