Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Văn Bàn - Những di tích lịch sử văn hoá

Huyện Văn Bàn có một hệ thống di tích lịch sử phong phú về loại hình và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Điển hình là di tích như đền Cô Tân An (xã Tân An), đền Ken (xã Chiềng Ken) và khu di tích Pú Gia Lan (xã Khánh Yên Thượng).  

Lào Cai: Thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa

Lào Cai có 25 nhóm, ngành dân tộc đã tạo nên tính đa dạng văn hóa. Tính đa dạng của văn hóa thể hiện cả trong văn hóa vật thể và phi vật thể, từ kiến trúc nhà cửa, trang phục đến nghệ thuật dân gian. Di sản văn hóa đã tạo thành bản sắc riêng và cũng là nguồn lực để Lào Cai phát triển. Lào Cai đã và đang phát huy khá hiệu quả lợi thế này để thu hút khách du lịch, trở thành một trong những điểm đến được yêu thích nhất trong vòng cung Tây Bắc.  

Giữ nếp nhà sàn người Dao

Sống xen giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau nhưng bà con người Dao bản Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) luôn ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình.

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín

Cuối năm 2013, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công bố quyết định công nhận nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng Dín (Mường Khương) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, nhiều người cả trong và ngoài tỉnh vẫn chưa thể hình dung đây là nghề như thế nào, sản phẩm của nghề này là gì? Và đó vẫn là nghề với nhiều bí ẩn cần tìm hiểu và giải mã.  

Giữ tiếng đàn xưa

Tiếng đàn thánh thót, vang lên giữa thung lũng. Cụ Hà Thị Thân vừa địu đứa cháu nội trên lưng vừa thả hồn theo từng giai điệu nhịp nhàng, mấy ngón tay gảy đàn đưa qua đưa lại uyển chuyển. Cụ Thân là 1 trong 3 người ở bản Mạ 2, thị trấn Khánh Yên (Văn Bàn) biết chơi đàn tính - cây đàn gắn liền với đời sống tâm linh, văn hoá của đồng bào Tày.

Thăm làng văn hóa Bản Dền

Làng văn hóa Bản Dền thuộc xã Bản Hồ, cách thị trấn Sa Pa khoảng hơn 30 km về phía Tây Nam, nơi đây có 5 dân tộc anh em: Tày, Mông, Dao, Giáy và Nùng cùng chung sống. Tuy không có được lợi thế gần trung tâm du lịch như các bản làng khác ở Sa Pa nhưng Bản Dền có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và nhiều nét văn hoá độc đáo.  

Tưng bừng Lễ hội đền Bắc Hà

Trong 2 ngày 9 và 10/3 (tức ngày mùng 9 và 10/2 âm lịch), nhân dân các dân tộc thị trấn Bắc Hà lại từng bừng tổ chức Lễ hội đền Bắc Hà.

Tín ngưỡng thờ thần bản mệnh của người Dao đỏ

Đời sống tinh thần của người Dao đỏ luôn tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng dân gian khác nhau, trong đó tín ngưỡng thờ cúng thần bản mệnh của cộng đồng (tín ngưỡng Thành Hoàng làng) có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi theo quan niệm của người Dao đỏ, làng bản yên bình, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh... đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của các vị thần cai quản vùng đất đó và những người có công khai phá lập làng được tôn kính như một vị thần bản mệnh. Các làng của người Dao đỏ bao giờ cũng lập miếu để thờ thần bản mệnh dưới một gốc cây to nằm ở vị trí trung tâm.  

Độc đáo lễ cưới của người Dao đỏ Văn Bàn

Đối với người Dao đỏ ở Nậm Miện, Thẩm Dương (Văn Bàn), lễ cưới là một nghi thức cực kỳ quan trọng, linh thiêng, trong đó chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc rất riêng, nét đẹp tinh tế trong văn hoá ứng xử mang đậm tính nhân văn mà tộc người này gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.  

Người Tày Na Hối tổ chức lễ cúng rừng

Ngày 1 - 2/2 âm lịch, người Tày ở các thôn trên địa bàn xã Na Hối, huyện Bắc Hà đã tổ chức lễ cúng rừng.