Trang Chủ Khám phá Lào Cai Văn hóa

Lễ xin tổ tiên bảo vệ ruộng, nương của người La Chí

Lễ mừng việc cấy xong và xin tổ tiên bảo vệ ruộng, nương của người La Chí diễn ra vào tháng 7 hằng năm. Với đồng bào La Chí, đây là tết to nhất trong năm, người dân mời tổ tiên về từ ngày mồng 1, đến ngày 13 tháng 7 làm lễ tiễn tổ tiên về nơi ngự giá của mình. Tuy nhiên, yếu tố hội của tết chỉ còn đọng lại ở tâm thức của mỗi thành viên, đánh dấu một quá trình di cư tộc người ở một giai đoạn nhất định.  

Nghệ thuật làm trống của người Dao đỏ

Trên khắp vùng biên giới phía Bắc, mỗi gia đình người Dao đỏ đều có một chiếc trống. Trống là nhạc cụ chính, cùng với kèn và lục lạc tạo nên bộ nhạc cụ cơ bản cho hầu hết mọi hoạt động văn hóa như lễ tết, ma chay, cưới hỏi... của người Dao đỏ.  

Linh thiêng lễ cúng bản ở Sả Séng

Năm nào cũng vậy, người Dao đỏ ở thôn Sả Séng, xã Tả Phìn (Sa Pa) tổ chức nghi lễ quan trọng mang tính cộng đồng rất cao. Đó là lễ cúng bản được tổ chức đúng vào ngày Thìn tháng 5 âm lịch.

Bắc Hà: Cây gỗ nghiến được công nhận là cây Di sản Việt Nam

Theo tin từ UBND huyện Bắc Hà, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) vừa chính thức thông báo cây gỗ nghiến thuộc rừng gỗ nghiến, gỗ trai tại thôn Cốc Sâm, xã Cốc Ly (Bắc Hà) đã được công nhân là cây Di sản Việt Nam.  

Lấp lánh chợ bạc Mường Hum

Tôi đã từng đi nhiều phiên chợ vùng cao trong tỉnh, mỗi chợ phiên có nét bản sắc riêng khiến mình nhớ tới. Đến chợ Mường Hum (Bát Xát), ngoài sự đông vui, nhộn nhịp và rực rỡ sắc màu, điều để lại ấn tượng hơn cả là góc chợ nhỏ lấp lánh ánh bạc.

Nét đẹp chợ phiên vùng biên

Chợ Pha Long nằm ở xã vùng biên Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là trung tâm mua bán của bà con các xã Pha Long, Dìn Chin, Tả Ngải Chồ, Tả Gia Khâu của huyện Mường Khương vào các ngày thứ bảy hằng tuần.  

“Đêm chợ tình Sa Pa”

Tối 3/5, trên các tuyến phố Thác Bạc, Cầu Mây, Hàm Rồng, Xuân Viên và tại sân Quần trung tâm thị trấn Sa Pa đã diễn ra “Đêm chợ tình Sa Pa”.  

Phong tục làm nhà mới của người Mông xoa ở Lào Cai

Với người Mông xoa (cư trú rải rác ở Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai), ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của các thành viên trong gia đình mà còn gắn liền với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng mang đậm nét văn hóa truyền thống, sự phát triển, hưng thịnh của mỗi gia đình.  

Chợ phiên Sín Chéng (Lào Cai)

Dù đi đến vùng miền nào thì điểm tập trung nhất vẫn là các phiên chợ. Đặc biệt ở vùng cao, chợ phiên là nơi lưu giữ nhiều nét văn hoá của các dân tộc thiểu số.  

Lên Tả Phìn dệt thổ cẩm và tắm lá thuốc

Nghề dệt thổ cẩm của người Mông và tắm lá thuốc của người Dao đỏ là 2 “đặc sản” không thể bỏ qua của du khách khi đến xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.