Đồng bào Hà Nhì rộng ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già

Từ ngày 6 - 8/7, đồng bào Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát rộn ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già. Đây là nghi lễ cầu mùa lớn nhất trong năm của người Hà Nhì, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
     Các thôn, bản người Hà Nhì đều mổ trâu tổ chức Lễ hội Khô Già Già.

Tháng 6 âm lịch hàng năm, việc cày cấy đã xong, theo phong tục cổ truyền, đồng bào Hà Nhì tại các thôn, bản rộn ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già tại khu đất chung của thôn, còn gọi là rừng công viên. Lễ hội Khô Già Già diễn ra trong 3 ngày, từ ngày Thìn đến ngày Ngọ tháng 6 âm lịch.

Để chuẩn bị cho lễ hội, đồng bào Hà Nhì trong thôn cùng nhau lên rừng cắt cỏ gianh về lợp lại mái lán thờ tại rừng công viên, phát dọn cây cỏ, vệ sinh lán thờ sạch sẽ. Hai thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong thôn.   

Lễ vật cúng thần linh là các nông sản người Hà Nhì sản xuất được.

Lễ hội Khô Già Già của đồng bào Hà Nhì có nhiều nghi lễ quan trọng, trong đó, quan trọng nhất là nghi lễ mổ trâu hiến tế thần linh và lễ cúng của thôn. Sau khi trâu được mổ xong, thịt sẽ được chia đều cho các gia đình làm lễ cúng tổ tiên tại nhà. Chiều tối ngày Tỵ, mỗi gia đình trong thôn chuẩn bị một mâm lễ vật gồm có thịt trâu, rượu, các sản vật làm được của gia đình như: Thịt lợn, thịt gà, trứng, lạc, đỗ tương, bí, ớt, dưa chuột… để tham gia lễ cúng chung của thôn.

       Nghi lễ cúng diễn ra trang trọng tại rừng công viên.

Qua lễ cúng, thầy cúng và đại diện các gia đình cầu thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, ngô lúa tốt tươi, thôn, bản có cuộc sống ngày càng no ấm. Nam giới đại diện cho mỗi gia đình sẽ ngồi tại lán thờ ăn cơm, bàn các công việc lớn của thôn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm xây dựng cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái…      

  Đại diện các gia đình cùng nhau ăn cơm tại lán thờ sau lễ cúng.

Trong phần hội, sau khi thầy cúng làm lễ cúng tại chân cột đu quay và đu dây, thử các trò chơi để làm lý và kiểm tra độ an toàn, người dân trong thôn đều có thể tham gia các trò chơi tạo bầu không khí đông vui, nhộn nhịp. Sau những ngày lao động vất vả, đây là dịp đồng bào Hà Nhì ở các thôn, bản được nghỉ ngơi, vui chơi. Các chàng trai, cô gái Hà Nhì đến Lễ hội Khô Già Già để kết bạn, tìm người yêu thương, xây dựng tương lai hạnh phúc.                

     Trẻ em Hà Nhì ở xã Y Tý chơi đu dây trong Lễ hội Khô Già Già.

Lễ hội Khô Già Già của đồng bào Hà Nhì đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào cuối năm 2014.

 
Theo Tuấn Ngọc/LCĐT

Tin Liên Quan

"Sắc vàng hương cốm” bên dòng Nậm Chăn

Trong 2 ngày (21-22/10), tại xã Dương Quỳ (Văn Bàn) diễn ra lễ hội cốm với chủ đề “Sắc vàng hương cốm”. Ngày hội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, hấp dẫn nhằm tôn vinh và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc.

Đồng bào Tày Việt Tiến (Bảo Yên) tổ chức lễ hội cốm cầu mùa màng bội thu

Sáng 22/10, đông đảo nhân dân và du khách đã đến tham dự lễ hội cốm Việt Tiến năm 2023.

Chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng như Hè 2021, Thị xã Sa Pa đã và đang có nhiều hoạt động, tổ chức các sự kiện, trong đó có tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng. Đây là Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức, kéo dài từ ngày 10-14/4. Hiện công tác chuẩn bị đang...

Người Hà Nhì đón Tết cổ truyền Ga Tho Tho

Ga Tho Tho là Tết cổ truyền của đồng bào Hà Nhì ở vùng cao (Bát Xát). Tháng 11 âm lịch hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa màng, đồng bào Hà Nhì lại rộn ràng tổ chức Tết cổ truyền Ga Tho Tho. Tết Ga Tho Tho năm nay được tổ chức từ ngày mùng 3 -5/11 âm lịch (tức ngày 28 - 30/11/2019).

Lễ cưới của người Thu Lao

Mỗi dân tộc có phong tục cưới hỏi khác nhau, người Giáy đón dâu chăng dây ở cổng, người Dao đón dâu với điệu múa bát quái… còn người Thu Lao đón dâu bằng ngựa hồng. Đến nay, tập quán độc đáo này vẫn được giữ gìn và duy trì ở vùng Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Lễ cúng Thổ công của người Tày ở Chiềng Ken

Trong quan niệm của đồng bào Tày ở Chiềng Ken (huyện Văn Bàn), sau nghi lễ cúng Thổ công, mọi người mới được ra đồng, lên nương hoặc đi làm các công việc khác, chính thức bước vào năm mới với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, bản làng no ấm, yên vui…