Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, với 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, tạo thành những thôn, bản mang các sắc thái độc đáo riêng. Sự đa dạng của các nhóm ngành dân tộc góp phần tạo cho Lào Cai một kho tàng văn hóa truyền thống vô cùng phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang phục, trang sức  truyền thống dân tộc Dao đỏ tại xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng.

Khi mới tái lập tỉnh, trước thực trạng đời sống của nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn, hoạt động văn hóa, thể thao còn nghèo nàn, nên Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã xác định phát triển bảo tồn và phát triển văn hóa phải song hành cùng phát triển kinh tế - xã hội. Công tác bảo tồn, khai thác văn hóa truyền thống các dân tộc hết sức được quan tâm, ngành văn hóa đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục lại các lễ hội truyền thống theo nguyên bản nhằm gìn giữ, phát huy hiệu quả giá trị của các lễ hội với đời sống cộng đồng. Đã có hàng chục nghi lễ, lễ hội của đồng bào được khôi phục, như: lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, Giáy; lễ hội Gầu tào của dân tộc Mông; lễ Lập tịch, tết Nhảy của dân tộc Dao; lễ đặt tên con, vào nhà mới của dân tộc Thái,… Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, sưu tầm hiện vật cũng được quan tâm, từ năm 1991-2000, hàng ngàn hiện vật đã được Bảo tàng tổng hợp tỉnh sưu tầm, bảo quản; hàng chục di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được nghiên cứu, xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh, như: Khu chạm khắc đá cổ Sa Pa, Đền Bảo Hà, Đền Thượng, Dinh Hoàng A Tưởng, khu Căn cứ Cách mạng Cam Đường…

Nghệ nhân Ma Thanh Sợi - Người giữ lửa cho cộng đồng Tày ở Nghĩa Đô, Bảo Yên.

Giai đoạn 2000-2010, nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc tiếp tục được thực hiện, trong đó công tác khảo sát, xây dựng hồ sơ làng văn hóa của 13 dân tộc với hơn 40 làng đã được hoàn thành theo đúng yêu cầu, đảm bảo tính khoa học; Bảo tồn nghề thủ công truyền thống của các dân tộc, như: Nghề đan lát người Mông, Hà Nhì, rèn đúc người Mông, chạm khắc bạc người Dao, thêu dệt thổ cẩm của các dân tộc Mông, Dao, Xá Phó, Giáy…; khôi phục, bảo tồn 12 lễ hội truyền thống; sưu tầm, khôi phục, bảo tồn được hơn 1.000 bài dân ca, các điệu múa cổ truyền các dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì…; tiến hành dự án tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao trên địa bàn tỉnh, đánh mã số kiểm kê trên 11.000 cuốn sách cổ, chụp hơn 20.000 bức ảnh kỹ thuật số về các cuốn sách cổ; sưu tầm, biên dịch hơn 700 cuốn sách cổ, tổ chức in ấn, xuất bản 3 tập sách cổ người Dao; trùng tu tôn tạo các di tích được xếp hạng, như: Đền Thượng, đền Mẫu, Bảo Hà, Tân An, Dinh Hoàng A Tưởng, Đền Cấm, Đền Quan, Đền Trung Đô,…

Tiếp nối những thành quả đã đạt được từ các giai đoạn trước, giai đoạn 2011 – 2020, ngành văn hóa xác định việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa giờ đây đã có sự thay đổi. Nếu các giai đoạn trước chủ yếu là nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng lại những di sản văn hóa, lễ hội truyền thống các dân tộc đã và đang có nguy cơ mai một, thì bước sang giai đoạn này là hướng đến lựa chọn, bảo tồn lại những di sản có giá trị và mang đậm bản sắc dân tộc, gắn việc bảo tồn với phát triển sản phẩm phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa.

Sở Văn hóa và Thể thao đã tiến hành kiểm kê tổng thể 25 nhóm ngành dân tộc ở 500 làng, bản theo 7 loại hình và là một trong số ít tỉnh, thành hoàn thành sớm nhất công tác kiểm kê di sản văn. Cùng với đó, Sở cũng tham mưu, lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa 17 di sản văn hóa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tổ chức bảo tồn và phát huy được 10 nghi lễ, lễ hội dân gian các dân tộc gắn với phát triển du lịch và tổ chức sưu tầm văn hóa dân gian của 4 nhóm dân tộc có dân số dưới 10.000 người là Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Phù Lá.

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ xã Tòng Sành, huyện Bát Xát.

Công tác bảo tồn di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm thực hiện, trong đó 17 di sản văn hóa phi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nâng tổng số di sản văn hóa của tỉnh lên con số 39 di sản, trở thành tỉnh có nhiều Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhất cả nước; 02 di sản văn hóa được Unesco ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là “Nghi lễ và trò chơi kéo co Tày - Giáy” trong bộ hồ sơ liên quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo co” của 4 nước Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines, Campuchia và “Thực hành nghi lễ then người Tày” trong bộ hồ sơ “Thực hành nghi lễ then Tày – Nùng – Thái”; bảo tồn 5 lễ hội truyền thống, sưu tầm văn hóa dân gian của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, bảo tồn nghệ thuật âm nhạc, múa, hát dân cả của 5 dân tộc; bảo tồn 01 làng văn hóa truyền thống người Hà Nhì Đen tại thôn Choản Thèn, xã Y Tý phục vụ phát triển du lịch.

Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ở Lào Cai đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng, với gần 40 đầu sách chuyên khảo về văn hóa dân gian các dân tộc được xuất bản, càng góp phần quảng bá rộng hơn văn hóa đặc trưng của tỉnh Lào Cai ra khắp cả nước và thế giới.

Trải qua hơn 30 năm triển khai nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa các dân tộc đã cho thấy sự quyết liệt, sáng tạo của tỉnh Lào Cai trong việc thống nhất quan điểm “gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch”, thực hiện tốt chủ trương “Biến di sản thành tài sản”, mang lại nguồn lợi cho ngân sách tỉnh và cộng đồng. Nhờ có chủ trương đường lối và chính sách đúng đắn đã từng bước đưa Lào Cai trở thành một trong những tỉnh bảo tồn tốt nhất các loại hình văn hóa truyền thống dân tộc, khai thác và phát huy hiệu quả các di sản văn hóa gắn với du lịch góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.

Minh Phượng

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.