Triển vọng tươi sáng của du lịch châu Á

Kể từ khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát vào năm 2022, nhiều quốc gia châu Á đã tập trung phát triển các chiến lược để bắt kịp những xu hướng du lịch mới. Hàng loạt con số ấn tượng về du lịch thời gian qua cho thấy thành tựu của khu vực này nhằm hồi sinh ngành du lịch sau thời gian dài trì trệ bởi dịch bệnh.

Ngành du lịch quốc tế đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ khi nhiều nước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại và mở cửa biên giới. Kết quả tích cực ở nhiều quốc gia Đông Nam Á là minh chứng cho thành công của các chiến lược thu hút du khách bài bản, linh hoạt và đầy sáng tạo.

Theo Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia, quốc gia Đông Nam Á này đã đón 5,2 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2022, tăng mạnh so với mức mục tiêu đề ra là 3,6 triệu lượt.

Thái Lan cũng cho biết, nước này đã đón 11,15 triệu lượt khách nước ngoài trong năm 2022. Đây là sự phục hồi ngoạn mục của ngành công nghiệp không khói Xứ sở Chùa Vàng, bởi con số này của năm 2021 chỉ là khoảng 428.000 lượt.

Singapore đã đón hơn 2,9 triệu du khách quốc tế trong quý I/2023, bằng khoảng 2/3 số du khách ghi nhận cùng kỳ năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát.

Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi sâu sắc tư duy về du lịch. Cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng trong vài năm qua cho thấy thế giới cần xây dựng ngành du lịch theo hướng linh hoạt hơn, bền vững và thân thiện với môi trường.

Khách du lịch trong trang phục truyền thống Thái Lan đang chụp ảnh check-in.

Tại hội thảo du lịch của Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA), vừa bế mạc ngày 5/5, các đại biểu đã nhất trí rằng: Các chính phủ cần tư duy lại về du lịch để biến ngành công nghiệp không khói này thành một ngành phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng phục hồi trước những thách thức toàn cầu tương tự đại dịch Covid-19. Việc cần làm là các nước phải rút kinh nghiệm từ giai đoạn dịch bệnh hoành hành vừa qua để nâng cao khả năng chống đỡ với rủi ro của ngành du lịch.

Lào lựa chọn thúc đẩy hình thức “du lịch chậm”.

Những tín hiệu khởi sắc từ du lịch châu Á cho thấy chính sách phục hồi của các nước đang đi đúng hướng. Nhận ra sự thay đổi trong thị hiếu của du khách sau đại dịch, Lào lựa chọn thúc đẩy hình thức “du lịch chậm”, giúp du khách trải nghiệm, đắm mình vào văn hóa và con người địa phương với những kỷ niệm khó quên, thay vì chỉ ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng. Tạp chí National Geographic gần đây đã bình chọn Lào vào danh sách 5 địa điểm thích hợp nhất cho du lịch chậm.

Trong khi đó, “du lịch chữa lành” lại là loại hình du lịch phổ biến ở Thái Lan, bởi sau đại dịch, vấn đề sức khỏe càng được người dân quan tâm. Bộ Y tế Thái Lan đã và đang triển khai chính sách “Sức khỏe để giàu có” bằng việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc y tế và chữa lành. Xứ sở Chùa Vàng phát triển mạnh cơ sở hạ tầng y tế, thu hút sự tham gia của các bệnh viện tư nhân và cơ sở spa vào lĩnh vực du lịch, xây dựng hình ảnh các thành phố thảo dược để quảng bá những điểm du lịch sức khỏe.

Người dân và du khách tại lễ hội Songkran. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản cần vượt qua để ngành du lịch thật sự “cất cánh” trong thời gian tới.

Thiếu nhân lực đang là một thách thức lớn.

Tại Singapore, các công ty lữ hành chia sẻ rằng, họ khó bắt kịp tốc độ phục hồi của ngành du lịch bởi đang phải vật lộn với sự thiếu hụt trầm trọng tài xế xe bus du lịch. Công ty ST Lee Transport của Singapore, công ty chuyên cho thuê xe bus, hiện mới chỉ tuyển được 60% số vị trí việc làm tài xế xe bus. Nguyên nhân là phần lớn các lao động nước ngoài từ Trung Quốc và Malaysia đã về nước khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và sau đó không quay trở lại làm việc tại Singapore.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng, thời tiết khắc nghiệt do hệ lụy của biến đổi khí hậu, nguy cơ tái bùng phát lây nhiễm Covid-19, lạm phát cao, xung đột Nga-Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu... cũng là những thách thức khác.

https://nhandan.vn/trien-vong-tuoi-sang-cua-du-lich-chau-a-post751442.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.