Hỗ trợ người lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài

Ngân sách nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài

Đây là nội dung tại Thông tư 46/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Thông tư quy định rõ về việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, nội dung và mức hỗ trợ như sau:

a) Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC (không bao gồm chi phí hỗ trợ tiền đi lại (1 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo);

b) Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a nêu trên;

c) Đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a.

Bên cạnh đó, chi hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

Chi hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tối đa 50.000 đồng/người/buổi tư vấn nhưng không quá 500.000 đồng/tháng.

Hình thức hỗ trợ, thanh toán kinh phí hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Hỗ trợ việc làm bền vững

Theo Thông tư, NSNN chi hỗ trợ giao dịch việc làm gồm: Chi thuê địa điểm trong trường hợp diện tích đơn vị được giao nhiệm vụ không đáp ứng được, thuê phương tiện vận chuyển hoặc thuê thiết bị, nhân công phục vụ cho việc giao dịch, các khoản chi khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phù hợp với quy mô sàn/phiên giao dịch, quy mô) tổ chức hội chợ/ngày hội việc làm.

Chi thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.

Đồng thời chi thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; chi khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ giao dịch việc làm; thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc…

Hỗ trợ người lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài (baochinhphu.vn)

Theo Lan Phương/baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Hiện thực hóa nghị quyết đại hội về phát triển công nghiệp

Với định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp nhẹ (dệt may), Lào Cai kỳ vọng đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45% trong cơ cấu kinh tế và giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 60 nghìn tỷ đồng.

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên DTTS

Thanh niên chiếm gần 20% dân số toàn tỉnh, trong đó 58% là thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh luôn phát huy tinh thần sáng tạo, xung kích trong mọi hoạt động.

Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất thủy sản

Những năm gần đây, nuôi thủy sản phát triển mạnh cả về diện tích mặt nước, năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế và dần khẳng định vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của tỉnh.

Công bố quy hoạch chi tiết xây dụng cụm công nghiệp Bát Xát

Chiều 29/11, tại UBND thị trấn Bát Xát, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tổ chức công bố quyết định phê duyệt của UBND huyện về đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp Bát Xát.

Quy hoạch đất dành cho phát triển nhà ở xã hội

Trước nhu cầu nhà ở cho công nhân, viên chức, người lao động có thu nhập trung bình, thấp ngày càng tăng, tỉnh Lào Cai đã quy hoạch các vị trí phù hợp để phát triển nhà ở xã hội.

Hiệu quả mô hình nuôi trâu sinh sản tại Phúc Khánh

Sau hơn 3 năm triển khai Dự án hỗ trợ nuôi trâu sinh sản do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thực hiện tại xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên), với hình thức chuyển từ hỗ trợ cho không sang cho vay có ràng buộc trách nhiệm, đến nay đã cho thấy hiệu quả.